Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

HÌNH ẢNH ĐIỆN GIÓ BẠC LIÊU , BÁNH CANH BẾN CÓ TRÀ VINH , CƠM CARI GÀ NĂM KE SÓC TRĂNG
Một ngày cuối tháng 2 /2017, chủ blog có dịp công tác và cảm nhận rất thú vị với chuyến đi công tác nhiều ấn tượng này.
Từ giữa trưa xuất phát từ Sài Gòn, đi vòng qua Bến Tre, cầu Rạch Miễu xuôi theo quốc lộ 53 về Trà Vinh, đên địa phận Trà Vinh này bạn nên ghé quán bánh canh Bến Có quá nổi tiếng của Trà Vinh.
Đến quán chỉ khoảng hơn 3h chiều, dù đã ăn trưa mới xuất phát, nhưng cái tô bánh canh trước mặt thật quá ư là hấp dẫn, xe lớn xe nhỏ đậu chen trước quán dù chỉ là quán nhỏ ven đường, Cái vị độc đáo của nước dùng, khoanh giò nóng hỏi mềm vừa và sợi bánh đặc trưng của quán, đảm bảo làm hài lòng khẩu vị khách phương xa và cái dạ dày của bạn
Giải quyết xong tô bánh canh quá ngon miệng này, cứ thong thả nhâm nhi ly nước mía mát lạnh ngọt ngào để tận hưởng trọn vẹn món khai vị của chuyến đi, và đừng quên mua thêm 1 cái bánh ú nhân thịt to đùng nơi này xách tay bạn nhe :).
Và đừng quên địa danh ao Bà Om nổi tiếng nhe, dù mùa nắng ao khá khô cạn và cả ao sen nhìn cực kỳ xác xơ trong nắng chiều gay gắt


Bỏ qua những căng thẳng khi làm việc,  hai ngày sau chủ blog đã có mặt tại "trang trại gió" Bạc Liêu cực kỳ ấn tượng, đây là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam hiện tại với công suất lên đến 99,2MW, sử dụng công nghệ tuabin của Mỹ là hãng General Electric (GE). Thật là một cảnh tượng hùng vĩ và bạn cần chuẩn bị đôi chân khoẻ khắn để có thể đi bộ ra tham quan vài trụ bạn nhe.
Giá vé vào tham quan là 20 ngàn 1 vé cho người lớn và 15 ngàn 1 vé cho trẻ em. May mắn đi vào lúc thuỷ triều lên nên mặt nước mênh mông và gió lồng lộng, cần đem khăn che nắng và gió, nếu là nữ, kẻo chỉ sau vài km đi dạo, khuôn mặt bạn có thể nhìn như từ bếp nấu củi than chui ra vì ám đầy  khói tro mà đen nhẻm.
Nếu còn sức thì cứ việc ghé các quán bánh xèo san sát cả một đoạn đường vào nhà máy điện gió, quán nào cũng thoáng mát và cực kỳ rộng rãi.



Đoàn quay về Sóc Trăng nghỉ ngơi, và dĩ nhiên không thể bỏ qua món bún nước lèo Sóc Trăng - quán cây nhãn nội tiếng. Nghe đâu thành phố Sóc Trăng sẽ chỉnh trang và nguy cơ quánven bờ này bị xoá sổ là khá cao...một chút buồn!
Và sáng hôm sau, bữa cơm cari gà Năm Ke  - mới lần đầu thưởng thức, cũng nằm ở trung tâm SócTrăng nhưng tận trong hẻm sâu, vậy mà ùn ùn xe ra vào tấp nập. Cái vị lạ lạ , chút cay nhẹ, mùi cari....có một cái gì đó, để người về, vẫn mong ngày quay lại, im lìm quán nhỏ hẻm sâu...mà nhớ mãi!
Ngày 11/03/2017
Chủ Blog


BỆNH NẤM VÀO MÙA MƯA TRÊN CÂY CHANH THÁI
Năm 2016 vừa qua, có rất nhiều khách hàng đã phản ảnh tình trạng cây chanh nhiễm nấm, chính vườn nhà cũng bị thiệt hại. qua thời gian theo dõi và tìm hiểu, xin được chia sẻ các kinh nghiệm đã trải qua như sau :
MÔI TRƯỜNG VÀ THỜI ĐIỂM DỄ NHIỄM NẤM :
Môi trường ẩm thấp kéo dài, nhiệt độ dưới 30 độ liện tục, xung quanh cây là lá mục, cỏ...ẩm thấp và thiếu nắng, ánh sáng.
Thời điểm rất thường gặp vào những ngày mưa dầm, mùa mưa kéo dài liên tục nhiều ngày mưa không có nắng
TÌNH TRẠNG BỊ NHIỄM NẤM
Cây đột nhiên vàng lá toàn thân, sau đó rụng dần từng lá đến khi không còn lá nào, thân cây vẫn xanh tốt bình thường, và kéo dài tình trạng này đến vài tháng thì cây sẽ ngưng...sống, khi nhổ lên thì sẽ phát hiện bộ rẽ cây bị phá hủy trầm trọng hay không còn chút rễ nào.
Cây trong giai đoạn này hầu như không nảy cành non, hay nếu có ra cành thì sau vài ngày, cành non này bị đốm nâu cháy ngay đoạn gần như giữa thân cành, và cành non này cũng không thể phát triển, mà héo dần rồi ...lìa đời!
PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
Bệnh này hầu như chỉ xảy ra vào mùa mưa, cách phòng ngừa như sau :
1. Trong mùa mưa, nếu bị mưa dầm liên tục dài ngày thì sau khi dứt đợt mưa, phun thuốc trừ nấm cho cây ngay lập tức.
2. Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh vị trí cây, đặc biệt là rác, lá mục hay cỏ dại tạo môi trường ẩm thấp khiến bệnh dễ phát triển lây lan
3. Cho cây ra nơi có ánh sáng nhiều hay có nắng vào mùa mưa, tránh để nơi bóng râm.
4. Thuốc trừ nấm : Mua tại các cửa hàng nông nghiệp và pha theo chỉ dẫn, kinh nghiệm cho thấy khi phun lần thứ nhất dùng thuốc 1 hãng, lần thứ hai (cách sau khoảng 10 ngày đến 14 ngày) thì dùng thuốc một hãng khác, cả hai đều có tác dụng trừ và ngừa nấm cho cây, thuốc rất rẻ, không mùi nên khá dễ dùng.
5. Nếu phát hiện cây đã nhiễm như triệu chứng mô tả bên trên, cần loại bỏ cách ly ngay cây đó khỏi vườn hay khu vực gần các cây khác, tránh lây lan.
6. Cây lớn nhiều cành nghi bị nhiễm hay có triệu chứng, có thể cắt bớt cành, phun hay bổ sung phân cho cây sau khi đã cách ly và cho ra nơi có đủ sáng.
Vài kinh nghiệm thực tiễn xin chia sẽ.